Giúp trẻ khiếm thị biết thêm nhiều kỹ năng hữu ích và tự tin hơn
Sinh ra và lớn lên tại Đồng Nai,ữnggenZkhiếmthịtìnhnguyệndạyứngdụngcácphầnmềmtrênmáytícông ty tỷ lệ cược Lôi Trường Giang, bị khiếm thị bẩm sinh, gia đình gồm 4 thành viên, chị gái cũng bị khiếm thị và mắc chứng động kinh nên không thể tự thân trong việc sinh hoạt mà phải cần có người giúp đỡ.
Ý thức rằng chỉ có học tập mới giúp đỡ được ba mẹ và gánh vác gia đình nhưng không may vào năm 18 tuổi, Giang bị bong võng mạc làm thị lực ngày càng nặng hơn, chàng trai này phải gác lại việc học để chữa trị. Nhờ vào nghị lực và tinh thần vươn lên, hiện Trường Giang là sinh viên năm thứ 2 của Trường ĐH Luật TP.HCM.
"Em chọn ngành luật vì em nhận thấy có nhiều bạn khuyết tật hiểu sai về pháp luật, dẫn đến việc các bạn bị mất đi quyền lợi rất nhiều. Nên em đã chọn học ngành luật với quyết tâm có thể mang kiến thức pháp luật đến nhiều bạn khiếm khuyết, có hoàn cảnh khó khăn, để tất cả mọi người đều được bảo vệ quyền lợi của chính mình", Giang tâm sự .
Có niềm yêu thích lớn với công nghệ từ nhỏ, chàng trai 9X muốn dùng đam mê và khả năng mình để giúp đỡ cho các em học sinh khiếm thị. Giang mong các em biết sử dụng thành thạo máy vi tính và điện thoại để kết nối với mọi người ở bất kỳ nơi đâu, và có thể học hỏi, phát triển bản thân như một người bình thường.
Giang chia sẻ: "Em tham gia tình nguyện khi còn là sinh viên năm nhất, đây là dự án cộng đồng hỗ trợ dạy học cho học sinh khiếm thị, em dạy môn tin học ứng dụng cho học sinh từ lớp 6 đến đại học. Ngoài dạy giáo trình trong sách ra, em còn dạy thêm các kỹ năng trên điện thoại như: cách sử dụng phần mềm tìm kiếm thông tin tuyến xe buýt, tìm giáo trình học, trò chuyện với người nước ngoài, học một ngôn ngữ mới".
Với người bình thường, cuộc sống sinh viên đã khó khăn. Với người khuyết tật, những khó khăn đó còn tăng lên gấp bội. Thế mà, cậu sinh viên khiếm thị vẫn tích cực tham gia hoạt động tình nguyện, vẫn muốn trở thành hiệp sĩ giữa đời thường.
"Những bạn khiếm thị không nên tự ti về bản thân, các bạn nên dành thời gian tham gia hoạt động thiện nguyện để trở nên chủ động, tự tin và có thể được học tập, rèn luyện nhiều hơn. Dù các bạn có bị khiếm thị, nhưng các bạn có sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, thái độ ứng xử có văn hóa thì chắc chắn mọi người sẽ tôn trọng và xã hội sẽ luôn rộng tay chào đón các bạn", chàng trai 9X bộc bạch.
Tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện của trường và có thành tích học tập xuất sắc. Hiện Trường Giang đang nhận học bổng từ Quỹ hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can.
Lấy sức trẻ đóng góp cho xã hộiđể sau này không cảm thấy hối tiếc
Tại trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cô gái nhỏ nhắn đang chậm rãi đi vào hành trình giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn. Dù thân thể khiếm khuyết, nhưng trái tim vẫn vẹn nguyên tình yêu thương. Đó là Nguyễn Thị Ngọc Châu, học sinh lớp 12 của Trường quốc tế Việt Anh 2, em đang làm tình nguyện, cống hiến sức trẻ cho cộng động, cho thế hệ mai sau.
Hình ảnh cô học trò đứng giảng bài, dành những tình cảm chân thành cho các em nhỏ xuất phát từ tấm lòng của một người từng trải. "Em từng học hòa nhập, nên đôi khi trong lớp học vài chục người nhưng chỉ có một bạn khiếm thị thì thầy cô sẽ ít để tâm hơn. Nhiều lúc thầy cô giảng sẽ lấy cây thước chỉ trên bảng cái này cộng với cái này, hoặc cái kia cộng với cái kia hay các con nhìn lên cái này. Thầy cô thường dùng những từ ngữ chỉ như vậy, không nói rõ ra, trong khi em lại không nhìn thấy rõ nên rất khó để tưởng tượng và tiếp thu kịp. Còn phần viết do dùng chữ nổi nên khi dùng chữ nổi sẽ không theo kịp bài trên lớp và thành tích học tập không tốt", Châu bày tỏ.
Thấu hiểu được điều đó, hiện Ngọc Châu đang dạy kèm cho các em học sinh THCS môn vật lý nhằm giúp các em hiểu bài tốt hơn và theo sát các bạn trên lớp. "Nhà em có nhiều người bị khiếm thị, em noi gương những thế hệ đi trước, nếu mình không có động lực để học thì sau này cuộc đời của mình sẽ rất khổ, nếu mình cũng như vậy thì mình sẽ không làm cho cộng đồng người khiếm thị có tiếng nói khác đi được. Nên em luôn tự nhủ phải cố gắng học thật nhiều cho tương lai của em và cho mọi người nhìn vào người khiếm thị cũng có thể cố gắng được giống như người bình thường", Châu nghẹn ngào.
Ban đầu khi tham gia dạy học Châu còn khá bỡ ngỡ. "Vì còn đang đi học nên sẽ có nhiều kiến thức các bạn hỏi em không trả lời ngay được nên phải hẹn với các bạn là giờ ra chơi vô chị sẽ trả lời. Trong giờ ra chơi, em tìm hiểu và giảng lại cho các bạn hiểu", Châu kể.
Ngọc Châu đã chứng minh với mọi người rằng mình cũng có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí là mang ngọn lửa tình nguyện đến với những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như mình.
Cô học trò chia sẻ: "Tuy là một người khiếm thị nhưng em có thể đem hết khả năng, sức trẻ của mình để đóng góp cho xã hội và được sự đón nhận của mọi người mình cảm thấy rất vui. Khi tham gia công tác thiện nguyện, mình học hỏi được nhiều điều mới và giúp ích cho bản thân rất nhiều".
Theo Châu, thanh xuân chỉ có một lần, mọi thứ trôi qua không thể nào níu lại được. Chính vì vậy, những lúc còn trẻ, còn làm được nhiều việc hãy cố gắng làm một điều gì đó có ích cho xã hội, để bản thân sau này khi nhìn lại mình không cảm thấy hối tiếc với khoảng thời gian ấy.
Anh Hoàng Minh Trí (32 tuổi), người sáng lập dự án MPVI cho biết: "MPVI là dự án hỗ trợ dạy kèm cho học sinh khiếm thị đến từ các mái ấm, trường giáo dục đặc biệt trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh thành trong cả nước, với mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng các em học sinh khiếm thị trên con đường đi đến ước mơ. Dự án này được thành lập vào năm 2020 và nhận được nhiều quan tâm của các bạn trẻ tình nguyện tham gia".