TheôngCổkêugọiNgavàcácnướctrảlạicổvậsabitzero tuyên bố của chính phủ Mông Cổ, các hiện vật quan trọng bao gồm bức thư của thủ tướng Mông Cổ đầu tiên tuyên bố độc lập với triều đình nhà Thanh ở Trung Quốc, hiện được lưu giữ tại Thư viện Anh ở London.
Mông Cổ cũng muốn đòi lại các hiện vật liên quan đến chính khách người Ba Tư Rashid al-Din, người từng làm việc trong triều đình của một số nhà cai trị Mông Cổ ở Ba Tư trong thế kỷ 13 và 14. Những món đồ này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Edinburgh (Anh), theo Reuters.
Trong những thập niên gần đây, nhiều quốc gia, bao gồm các thuộc địa cũ của các đế quốc châu Âu, đã đòi trả lại các hiện vật văn hóa và lịch sử bị lấy đi nhiều năm trước. Nhiều hiện vật trong số đó đang được lưu giữ trong các bảo tàng và các cơ sở này không muốn từ bỏ bộ sưu tập của mình.
Mông Cổ đã đạt được một số tiến bộ trong việc đòi lại các hiện vật văn hóa quốc gia. Đầu năm nay, Mỹ đã trả lại hóa thạch khủng long bị đưa ra khỏi Mông Cổ, bao gồm hộp sọ của khủng long alioramus, phiên bản nhỏ hơn của khủng long tyrannosaurus rex (tức khủng long bạo chúa) sống cách đây 70 triệu năm.
Tại một diễn đàn ở Nga tuần trước, Bộ trưởng Văn hóa Mông Cổ Nomin Chinbat cũng yêu cầu Moscow giúp đỡ trong việc xác định và trao trả các hiện vật được gửi sang Nga cho mục đích nghiên cứu và phục chế cách đây 100 năm. Danh sách này bao gồm các hiện vật có từ thời đế chế Hung Nô 2.000 năm trước, được nhà thám hiểm người Nga Pyotr Kozlov khai quật tại khu lăng mộ Noyon Uul vào những năm 1920.
"Tôi cảm ơn các quốc gia đã hỗ trợ Mông Cổ thực hiện công việc quan trọng này cho đến nay và mong muốn được hợp tác với nhiều đối tác quốc tế hơn nữa về những sáng kiến quan trọng này trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau", bà Chinbat nói.